Tin tức Cha đẻ của LED
Cha đẻ của LED

 

Shuji Nakamura sinh sinh ngày 22 tháng 5 năm 1954 tại Ikata, Ehime , Nhật Bản hiện là giáo sư tại Đại học California, Santa Barbara.

Năm 1993 khi còn là nhân viên của Nichia ông đã phát minh ra LED siêu sáng trên nền GaN.

LED (Light-emitting diode) được tạo ra từ hai lớp bán dẫn p và n tiếp xúc nhau. Công nghệ này là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính chất lượng ánh sáng cao của đèn sợi đốt và hiệu suất phát quang cao của các loại đèn phóng điện. Phát minh của Nakamura đã làm thay đổi một công nghệ chiếu sáng, tạo ra một ngành công nghiệp có giá trị 10 tỷ USD ( năm 2010)


 

 

Giải thưởng thiên niên kỷ về khoa học công nghệ Phát minh quan trọng nhất của giáo sư Nakamura là đèn LED ánh sáng trắng có độ bền cao, giá rẻ. Đặc biệt, công nghệ này tiêu tốn rất ít điện, có thể sử dụng năng lượng tích luỹ từ pin mặt trời để chiếu sáng, thích hợp cho vùng xa xôi, hẻo lánh tại các nước đang phát triển. Đèn LED ánh sáng xanh được dùng nhiều trong các loại màn hình phẳng. Tia laser xanh được ứng dụng trong đầu máy DVD thế hệ mới. "Những phát kiến công nghệ của Nakamura đã thay đổi cuộc sống hàng triệu người trên hành tinh này, cả nghèo lẫn giàu", ông Jaakko Ihamuotila, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng Thiên niên kỷ, nói. Phát biểu khi nhận giải thưởng, vị giáo sư người Nhật cho biết sẽ sử dụng số tiền 1 triệu euro vào việc đầu tư phát triển công nghệ LED của mình. "LED không đơn thuần là chiếu sáng. Khả năng ứng dụng của nó rất rộng, thậm chí cả khử trùng nước sinh hoạt hay lưu trữ dữ liệu", ông nói.

Vụ kiện cáo kéo dài một thập kỷ

Nakamura làm việc tại Nichia ở Tokushima từ năm 1990 đến 1999. Với phát minh của ông, Nichia nhanh chóng sản xuất và tung ra thị trường để ngày nay, blue LED được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực điện, điện tử, kỹ thuật số. Và từ một công ty nhỏ ở Nhật Bản, Nichia trở thành tập đoàn độc quyền sản xuất blue LED. Theo thống kê của Nihon Keizai Shimbun, doanh số về blue LED của Nichia trong năm 2005 ước tính đạt con số kỷ lục 212 tỉ yen, tăng gấp 13 lần so với lúc bắt đầu tung sản phẩm này ra thị trường năm 1993. Trong đơn kiện, Nakamura ước tính công ty cũ của mình thu được lợi nhuận 120,8 tỉ yen từ việc sở hữu độc quyền công nghệ sản xuất blue LED cho đến năm 2010, thời điểm mẫu độc quyền sản phẩm hết hạn. Ngoài phát minh ra công nghệ sản xuất blue LED, ông Nakamura còn góp sức trong 159 phát minh nhỏ khác cho Nichia. Vậy mà khi ông nghỉ việc vào năm 1999, Nichia chỉ bồi thường cho ông 20.000 yen, điều khiến không chỉ ông mà dư luận phẫn nộ và giới khoa học Mỹ gọi ông là “nô lệ Nakamura”. Cuối cùng, sau 10 năm kiện tụng, năm 2010, Nichia đã đồng ý đền bù gần 840 triệu yen (khoảng 127,6 tỉ đồng VN) Nakamura để chấm dứt vụ kiện gây chấn động Nhật Bản. Số tiền này gồm 608 triệu yen cho nỗ lực phát minh ra công nghệ sản xuất blue LED và 230 triệu yen bồi thường chậm. Vụ kiện này thu hút sự chú ý không chỉ của các ngành công nghiệp Nhật Bản mà còn của cả nước Nhật, vì nó buộc người Nhật phải đánh giá lại vai trò của cá nhân trong các công ty nói chung và công lao của các kỹ sư, nhà chế tạo trong các doanh nghiệp nói riêng. Vụ kiện cũng buộc các doanh nghiệp xem xét lại quy định bồi thường cho những nhân viên có sáng kiến táo bạo, điều ít được chú ý trong quá khứ nhưng giờ đây đang đóng vai trò quan trọng trong thời buổi đề cao quyền sở hữu trí tuệ.